Tổng hợp 8 kinh nghiệm khi mua điện thoại cũ dành riêng cho bạn nếu như đang có dự định sở hữu cho mình một chiếc điện thoại cũ nhằm mục đích tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng khi mua về sử dụng. Cùng tham khảo qua nhé.
Việc sở hữu một chiếc điện thoại “secondhand” có lẽ không phải là vấn đề gì quá xa lạ đối với mọi người khi vừa muốn tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng của mình. Trên thực tế đây là một trong những giải pháp được rất nhiều người áp dụng.
Thế nhưng, không phải ai cũng có kinh nghiệm xem và chọn điện thoại cũ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng để mua về sử dụng. Chính vì vậy mà nội dung bài viết này Sparenyc sẽ chia sẻ đến bạn một số kinh nghiệm hữu ích để bạn có thể tham khảo qua khi đang quan tâm.
1. Kiểm tra bên ngoài điện thoại

Kiểm tra bên ngoài điện thoại điện thoại cũ
Đây sẽ là kinh nghiệm khi mua điện thoại cũ đầu tiên bạn cần phải kiểm tra qua, bởi dù là điện thoại cũ nhưng chữ “cũ” ở đây đa phần sẽ có nghĩa là đã qua sử dụng và điện thoại phải đáp ứng độ mới còn từ 80% trở lên.
Chính vì vậy nên phải kiểm tra xem chiếc điện thoại mình đang muốn mua có xuất hiện dấu hiệu bị bung máy hoặc bóp méo, tháo lắp linh kiện hay không. Để làm được điều này thì bạn chỉ việc kiểm tra từng chi tiết nhỏ xung quanh máy như: độ sắc nét của ốc vít, viền máy, tem chính hãng…
2. Kiểm tra số IMEI
Kiểm tra IMEI là thao tác tuy đơn giản nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng và bạn không nên bỏ qua phần này. Bởi khi bạn kiểm tra sẽ có thể biết được nguồn gốc và xuất xứ của chiếc điện thoại mình dự tính mua.
Để kiểm tra thì bạn chỉ việc thao tác phím *#06# trên màn hình gọi của điện thoại, khi xuất hiển thị số IMEI rồi thì bạn dùng dãy số này để so sánh với số IMEI xuất hiện sau lưng của điện thoại, hộp máy hoặc thẻ bảo hành.
3. Kiểm tra màn hình điện thoại

Kiểm tra màn hình điện thoại
Màn hình của một chiếc điện thoại Smartphone cảm ứng sẽ luôn là phần quan trọng nhất bạn cần phải kiểm tra. Bởi nếu như màn hình bị hỏng hoặc k nhạy khi sử dụng là xem như việc sở hữu chiếc điện thoại này cũng không còn ý nghĩa nữa.
Để thực hiện kiểm tra thì bạn chỉ việc áp dụng các thao tác như: bấm gọi, nhắn tin, xoay thẳng và đứng, chỉnh độ sáng tối và đặc biệt là giữ im một icon ứng dụng bất kỳ trên màn hình và di chuyển đi xung quanh xem thử có đảm bảo hay không.
Nếu như trong lúc di chuyển mà icon ứng dụng đó dừng lại ở điểm nào thì điểm đó có vấn đề. Vậy nên hãy chú ý kiểm tra thật kỹ những phần này nhé.
4. Kiểm tra pin điện thoại cũ

Kiểm tra pin điện thoại cũ
Để sử dụng điện thoại được lâu thì pin điện thoại sẽ là vấn đề quan trọng mà bạn cần phải quan tâm đến. Sẽ không dễ chịu gì nếu như bạn dùng một chiếc smartphone thường xuyên gặp phải tình trạng nóng máy và phải sạc liên tục.
Cách kiểm tra cụ thể trong trường hợp này đó là bạn sạc thử điện thoại trong vòng 10 – 15 phút xem có hiện tượng nóng máy hay không. Hoặc kiểm tra bằng cách sử dụng các ứng dụng kiểm tra pin điện thoại như AccuBattery hoặc Phone Check And Test….
5. Kiểm tra chất lượng cuộc gọi của Smartphone

Kiểm tra chất lượng cuộc gọi của Smartphone
Phần kiểm tra này cũng tương đối đơn giản để đảm bảo chất lượng máy nghe gọi vẫn còn tốt. Bạn chỉ việc gọi đến một số điện thoại bất kỳ và thử cảm nhận xem về loa điện thoại lúc nghe lẫn chất lượng cuộc gọi khi trao đổi như thế nào.
6. Kiểm tra kết nối của điện thoại
Sau khi đã kiểm tra hết 5 phần mục ở trên rồi thì bạn sẽ cần phải kiểm tra kết nối wifi hoặc bluetooth và 3G xem có hoạt động mạnh hay không bằng việc thực hiện reset máy về tình trạng ban đầu.
Kiểm tra kết nối tại nhiều vị trí khác nhau như ở ngoài trời, xung quanh để biết được máy có bắt sóng tốt hay không. Bởi có một số điện thoại cũ gặp phải tình trạng bắt sóng yếu nên dẫn đến tình trạng tương đối khó chịu khi sử dụng.
7. Kiểm tra Camera của Smartphone
Bạn nên thử chụp vài tấm hình bằng camera trước và sau để kiểm tra chất lượng của camera điện thoại khi sử dụng. Nếu như bạn là một trong những tín đồ selfie thì sẽ càng phải quan tâm đến những chi tiết này.
8. Kiểm tra phụ kiện đi kèm khi mua điện thoại cũ

Kiểm tra phụ kiện đi kèm khi mua điện thoại cũ
Dù bước này không đóng vai trò quan trọng nhưng tốt nhất nên có, nếu như phụ kiện đi kèm có tính phí thêm trong khi mua chiếc điện thoại cũ này, thì bạn cần phải kiểm tra xem phụ kiện đó có còn tốt và nguyên zin hay không.
Cách kiểm tra thì cũng đơn giản, chỉ cần sạc điện thoại và gắn cáp PC, nghe thử tai nghe ( nếu có ). Trên thực tế bạn nên lựa chọn những chiếc điện thoại cũ được bán ra có đi kèm phụ kiện chính hãng để đảm bảo nhất về mức độ trải nghiệm khi mua về sử dụng.
– Tham khảo thêm các thủ thuật mobile hữu ích khác:
- 7+ Cách Kiểm Tra Iphone Cũ Trước Khi Mua Nhanh & Chính Xác Nhất
- Lỗi Điện Thoại Không Vào Được Wifi [ Cách Sửa 8 Lỗi Phổ Biến ]
- Hướng Dẫn Cách Bật Và Tắt Tìm Iphone Đơn Giản & Mới Nhất
Như vậy chỉ với 8 kinh nghiệm khi mua điện thoại cũ mà Sparenyc đã chia sẻ đến bạn ở trên thì bạn cũng đã có thể nắm bắt rõ được những phần quan trọng khi muốn biết chiếc điện thoại đó có nên mua hay không rồi. Nếu trong quá trình tham khảo nội dung bài viết mà bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ giải đáp thêm thì hãy để lại phần bình luận của bạn bên dưới bài viết này nhé.