Bài viết này Sparenyc sẽ giúp anh em các cách thức để có thể thực hiện việc cài đặt các ứng dụng không rõ nguồn gốc hoặc bên ngoài Appstore vào macOS đơn giản nhất, mời anh em cùng tham khảo.
Hiện tại thì khi cập nhật lên macOS Sierra 10.12 trở đi thì Apple đã không cho phép người dùng cài các ứng dụng không rõ nguồn gốc vào macOS và cơ chế này được gọi là Gatekeeper được Apple dùng để cảnh báo người dùng khi cài các phần mềm chưa được xác định.
Cách cài đặt ứng dụng bên ngoài Appstore vào macOS
Hiện nay, người dùng có thể chọn 3 lựa chọn để cài đặt trong Bảo mật và Quyền riêng tư:
- Cài đặt từ Appstore
- Cài đặt từ Appstore và các nhà phát triển đã xác định
- Cài đặt từ mọi nơi

Tính năng chọn cài đặt từ mọi nơi bị khóa
Trên phiên bản macOS Sierra 10.12 thì tính năng này đã bị vô hiệu hóa và mặc định là Appstore. Tuy nhiên vẫn có cách để người dùng có thể cài đặt ứng dụng ngoài vào macOS đơn giản, cách thức thực hiện sẽ được Sparenyc gửi cho anh em trong bài viết bên dưới, tham khảo để biết rõ hơn nhé.
Sử dụng cài đặt thủ công
Khi mở một ứng dụng bất kỳ nào không thuộc Appstore người dùng sẽ được thông báo như hình bên dưới:

Thông báo ứng dụng ngoài Appstore
Bạn hãy chọn vào MỞ
Sau đó macOS sẽ đưa bạn tới phần Tùy chọn hệ thống (System preferences) => Bảo mật và quyền riêng tư (Security & Privacy)

Chọn vào Bảo mật và Quyền riêng tư
Tiếp đến, sẽ có phần thông báo là ứng dụng của bạn không rõ nguồn gốc, lúc này hay chọn vào VẪN MỞ

Chọn vào VẪN MỞ
Sau đó sẽ có hộp thoại kế tiếp được hiện lên, chọn tiếp vào MỞ. Lúc này bạn tiến hành cài đặt ứng dụng vào máy một cách bình thường nhé.

Chọn vào MỞ
Cài đặt ứng dụng ngoài Appstore bằng cách tắt Gatekeeper
Cách này sẽ giúp người dùng can thiệp vào hệ thống của macOS và tắt Gatekeeper để người dùng có thể thoải mái cài đặt các ứng dụng mà mình mong muốn, không còn phải thực hiện thao tác như các bước cài đặt thủ công phía trên. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Người chơi chọn vào mục Launchpad tại màn hình chính hoặc dùng Trackpad

Chọn vào Launchpad
Bước 2: Vào mục tổng KHÁC

Chọn vào KHÁC
Bước 3: Chọn vào Terminal

Chọn Terminal
Bước 4: Khi xuất hiện hộp thoại, người dùng copy và dán đoạn mã bên dưới vào nhé:
“sudo spctl –master-disable“

Copy đoạn code và nhập mật khẩu
Sau đó người dùng điền mật khẩu vào và nhấn Enter để tiếp tục.
Bước 5: Để kiểm tra lại thì người dùng sử dụng mã sau:
“spctl –status”

Kiểm tra lại
Kiểm tra nếu hiển thị giống hình mẫu là thành công rồi nhé.
Bước 6: Quay trở lại giao diện và truy cập vào Bảo mật và quyền riêng tư, sau đó người dùng có thể thấy là mục Mọi nơi đã xuất hiện trong phần lựa chọn rồi đấy, chọn vào mục đó là người dùng có thể thoải mái cài đặt bất kỳ ứng dụng nào. Đây là thao tác mà bạn chỉ cần thực hiện 1 lần duy nhất.

Chọn vào MỌI NƠI
Nếu người dùng không có nhu cầu cài đặt các ứng dụng bên ngoài nữa thì hãy tiến hành mở lại mục Terminal và nhập dòng lệnh bên dưới vào:
“sudo spctl –master-enable “
Xem thêm các bài viết về thủ thuật macOS:
- Hướng dẫn cách mở chế độ Dark Mode trên MacOs bằng 2 cách đơn giản
- Hướng dẫn cách sao chép dữ liệu từ Macbook vào USB đơn giản nhất
- Hướng dẫn cách bật hiển thị % pin trên MacOS Big Sur dễ dàng
Vậy là Sparenyc đã gửi tới người dùng cách thực hiện việc cài đặt các ứng dụng ngoài Appstore vào macOS cực kỳ đơn giản phải không nào. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận, Sparenyc sẽ nhanh chóng giải đáp cho bạn.