Kiểm tra tình trạng ổ cứng máy tính Windows các dòng 7, 8, 10 hay ổ HDD, SSD đều có thể thực hiện bằng những công cụ sẵn có trong máy, không cần tải phần mềm. Sparenyc xin gửi đến các bạn chi tiết những phương pháp đơn giản và dễ dàng nhất nhé.
Xem trạng thái, tuổi thọ của ổ cứng máy tính là một thủ thuật PC giúp bạn xem được tình trạng hoạt động, những vấn đề mà ổ đĩa của bạn đang gặp phải để có những cách xử lý kịp thời và hợp lý.
Trong nội dung mà Sparenyc gửi đến các bạn sau đây sẽ là 4 cách để xem tình trạng sức khỏe cho ổ đĩa đang dùng mà không cần tải về phần mềm nhé. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng xin gửi đến một số thông tin cần lưu ý để ổ đĩa hoạt động tốt lâu dài hơn nhé.
Kiểm tra ổ cứng với công cụ quét của Windows

Kiểm tra ổ cứng với công cụ quét của Windows
Trên Windows có công cụ Check Disk sử dụng dễ dàng, nhanh chóng với một vài bước đơn giản như sau:
Bước 1: Mở This PC (hoặc My Computer), nhấn chuột phải vào ổ đĩa C:
Bước 2: Chọn Properties, mở tab Tools

Sử dụng check disk của Windows
Bước 3: Nhấn vào nút Check (trên Win 7 là Check Now >> Start)
Bước 4: Khi hoàn tất kiểm tra, trên màn hình sẽ hiển thị thông báo cho bạn.

check disk trên Windows
Trên Win 8, 10 nếu không phát hiện lỗi thì sẽ hiện lên thông báo trong hộp thoại hiện ra cho phép bạn chọn cách quét thủ công tại mục Scan drive. Nếu khi đã quét xong mà vẫn không có vấn đề gì thì bạn hãy chọn Close.

check disk thủ công
Xem tình trạng ổ cứng với lệnh WMIC
Lệnh WMIC cho phép người dùng truy cập vào những thiết lập, thông tin chi tiết của ổ đĩa để xem trạng thái hoạt động một cách nhanh chóng.
Để xem tình trạng ổ đĩa với WMIC trong CMD, ta thực hiện như sau:
Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R, nhập vào “cmd” và nhấn OK

Xem tình trạng ổ cứng với lệnh WMIC
Bước 2: Tại cửa sổ được mở ra, nhập vào “wmic”

nhập vào lệnh WMIC
Bước 3: Nhập vào tiếp “diskdrive get status” >> nhấn Enter.

sử dụng lệnh WMIC để xem tình trạng đĩa
Sau đó, trạng thái của ổ đĩa sẽ được hiển thị sau khi hệ thống hoàn thành phân tích. Nếu không có bất cứ vấn đề gì xảy ra thì ổ đĩa sẽ hiển thị OK. Nếu có lỗi xảy ra thì sẽ thông báo và bạn sẽ thực hiện những thao tác kiểm tra cụ thể hơn nhé.
Sử dụng chương trình kiểm tra BIOS

Sử dụng chương trình kiểm tra BIOS
Nếu hệ thống máy tính của bạn là dòng mới được sản xuất không quá lâu thì sẽ có thể khởi chạy chương trình BIOS (Viết tắt của Basic Input/Output System – Hệ thống nhập/xuất cơ bản). Chương trình này được thực hiện khi khởi động lại máy.
Trên mỗi thiết bị sẽ hỗ trợ bạn truy cập vào chương trình BIOS khác nhau. Một số phím tắt cho dòng máy phổ biến hiện nay như sau:
Tên hãng | Phím tắt |
ACER | Nhấn giữ F2 hoặc DEL (F1 hoặc Ctrl + Alt + Esc với dòng máy cũ) |
ASUS | Nhấn giữ Esc hoặc nhấn F2 kết hợp nút nguồn |
DELL | Nhấn giữ F2 |
HP | Nhấn giữ F10 hoặc F2, F6 |
LENOVO THINKPAD | Nhấn giữ F1 hoặc F2 |
Tối ưu hóa ổ đĩa trong Win 10
Khi ổ cứng SSD của bạn bị chậm thì bạn nên xem xét đến việc tối ưu và chống phân mảnh cho nó. Trên hệ điều hành Windows có tích hợp sẵn công cụ chống phân mảnh và tối ưu ổ đĩa là Defragment and Optimise Drives. Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Nhập “Defrag” vào ô tìm kiếm trong menu Start

Tối ưu hóa ổ đĩa trong Win 10
Bước 2: Chọn mục Defragment and Optimise Drives
Bước 3: Nhấn vào Analyse để phân tích tình trạng của ổ đĩa

phân tích ổ đĩa với Defragment trong Windows
Bước 4: Nếu phân mảnh ổ đĩa được phát hiện thì bạn nhấn vào Optimise để khắc phục.

Tối ưu ổ đĩa
Lưu ý để ổ cứng hoạt động luôn ổn định

Lưu ý để ổ cứng hoạt động luôn ổn định
Một số thông tin cần biết giúp cho ổ cứng của bạn hoạt động tốt và bền bỉ trong thời gian dài như sau:
- Tránh những va chạm mạnh: Những va chạm mạnh đó có thể là những va chạm vật lý như rơi, va đập mạnh với những vật khác
- Tản nhiệt cho máy khi hoạt động: Đối với những laptop, hạn chế đặt trên nệm hoặc những bề mặt không đảm bảo thông thoáng. Đối với máy tính để bàn thì đặt nơi thoáng mát nhé.
- Mật độ bật/ tắt máy không quá dày đặc: Thiết bị của bạn nếu bật tắt liên tục trong thời gian ngắn sẽ mau hư hỏng. Khi bạn cần tạm ngưng sử dụng máy trong một thời gian ngắn thì không cần phải tắt máy mà chỉ để ở chế độ Sleep.
- Sử dụng nguồn điện có điện áp ổn định: Nếu điều kiện cho phép thì bạn nên cắm máy tính vào nguồn điện cố định. Nếu không thì bạn cần cắm vào những ổ cắm điện chất lượng để đảm bảo điện áp sử dụng ổn định hơn nhé.
Có thể bạn cũng sẽ quan tâm đến cách xem cấu hình của máy tính, laptop, cùng tham khảo thêm nhé.
Cách kiểm tra ổ cứng máy tính Windows đã được Sparenyc chia sẻ với các bạn với những phương pháp thực hiện đơn giản nhất. Nếu bạn còn thắc mắc gì, hãy để lại bình luận ở ngay dưới đây nhé.